Chuyên đề 3 Kỳ 2: Kỹ thuật bón phân cho sầu riêng từ sau khi trồng

Tác giả: Thạc sĩ BVTV Nguyễn Văn Đức Tiến

Trên thực tế, bón phân cho SR phụ thuộc rất nhiều vào nền đất trồng, giống cây và sức phát triển của cây trồng. Dưới đây là những khuyến cáo cơ bản để làm căn cứ thực hiện bón phân theo nguyên tắc 4 đúng.

  1. Giai đoạn bón lót trước trồng:

Trước trồng 20-30 ngày, bón 3-5kg phân hữu cơ vi sinh trộn đều với đất trong hố, phủ đất lại.

Sau đó 10 ngày trước trồng, bón vôi xung quanh hố phòng côn trùng, (không bón vôi cùng với phân hữu cơ sẽ làm giảm hiệu quả). Hoặc sử dụng Trichoderma ngừa bệnh hại trong đất

  1. Giai đoạn cây con sau trồng:

Thường thì bà con nông dân ít bón phân cho sầu riêng mới trồng, chủ yếu là bón lót bằng phân chuồng đã xử lý hoặc phân hữu cơ vi sinh.

Tuy nhiên trên thực tế cây trồng cần dinh dưỡng để hòa nhập với môi trường đất mới. Trong 1-2 tháng đầu sau trồng, chỉ sử dụng phân hữu cơ bón cách gốc 20cm và phân đạm cao phun qua lá.

BƯỚC 1: Sau khi trồng cây con được 7-8 ngày, bắt đầu bón phân hữu cơ vi sinh (phân gà vi sinh, phân bò hoặc phân chuồng xử lý vi sinh đều được), bón xung quanh gốc và cách gốc khoảng 1 gang tay (20cm) với liều lượng khoảng 1-3 kg. Tùy trường hợp có thể ngâm và tưới xung quanh gốc.

BƯỚC 2: Ngày thứ 10 sau trồng (sau khi rãi phân hữu cơ 2 ngày) có thể kết hợp phân nước kích rễ – cải tạo đất sinh học tưới xung quanh gốc và phun lên tán cây để tăng kích thích sự phát triển của rễ, thân cành, lá. Nếu không có nhân công thì có thể kết hợp pha chung với bước 1 để tiết kiệm chi phí và sức lực.

BƯỚC 3: Khi cây xuất hiện mũi giáo (bung đọt non sau trồng 10-15 ngày) thì phun phân qua lá đạm cao (ví dụ humix) đồng thời nên phun thuốc diệt rầy rệp và côn trùng gây hại. Khi lá bung lụa thì phun thuốc ngừa bệnh. Khi lá già tiếp tục bón phân hữu cơ cho cây đón cơi đọt kế tiếp.

Các tháng tiếp theo của năm thứ 1, phun phân qua lá 3 lần/ tháng, bón thêm NPK đạm cao 2-2-1 hoặc 3-1-1 liều lượng 50g/ gốc cách nhau 25-30 ngày

Tháng thứ 6 trở đi, giảm lần phun phân qua lá còn 2 lần/ tháng, tăng phân hữu cơ vi sinh 2-3 kg/cây

Từ năm 2 bón phân hữu cơ 10-15kg/ cây/ năm chia 2-3 lần. Phun phân qua lá 1 lần/ tháng. Tăng liều lượng NPK

  1. Giai đoạn kinh doanh:

GIAI ĐOẠN TẠO MẦM HOA TRƯỚC KHI RA HOA 30-40 NGÀY

+ Phân vô cơ: Để cây sầu riêng bước vào giai đoạn tạo mầm hoa diễn ra dễ dàng, bón thêm một lượng phân vô cơ theo công thức NPK 10-50-17 với lượng từ 2-3kg/ cây. Kết hợp thêm phân qua lá giúp cây ra hoa tốt hơn.

+ Phân hữu cơ: Để tạo thêm chất đệm, ổn định độ chua cho đất, ở giai đoạn này có thể bón phân hữu cơ với lượng từ 5-10kg/ gốc tùy theo độ tuổi của cây.

GIAI ĐOẠN NỤ HOA HÌNH THÀNH RÕ

Trong thời gian này, bón phân cho cây sầu riêng để bổ sung thêm dưỡng chất cho quá trình hình thành hoa tốt hơn, bằng cách sử dụng thêm NPK 20-20-20 với liều lượng từ 2-3kg/ cây, kết hợp với thuốc trừ sâu và thuốc phòng trừ nấm để phòng trừ sâu bệnh trên hoa.

GIAI ĐOẠN CÂY BẮT ĐẦU CHO QUẢ

Trong giai đoạn khi sầu riêng bắt đầu cho quả với đường kính từ 10-15cm, bón NPK 12-12-17 với liều lượng 2-3kg/cây, giai đoạn này giảm lượng đạm và tăng lượng kali sẽ giúp kích thích quả phát triển. Có thể kết hợp thêm phân bón vi lượng hoặc các sản phẩm chuyên dùng nuôi trái phun lên xung quanh trái.

GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI QUẢ CHÍN

Đây là thời điểm bón thêm lượng NPK 16-16-8 để đảm bảo chất lượng quả với liều lượng từ 2-3kg/ cây. Trên thực tế rất ít nông dân thực hiện bón ở giai đoạn cuối này.

GIAI ĐOẠN SAU KHI THU HOẠCH

Ngay sau khi thu hoạch xong, nên tiến hành tỉa cành và bón phân sầu riêng để phục hồi, giúp đảm bảo năng suất cho mùa vụ sau:

– Phân vô cơ: Lượng phân vô cơ được sử dụng có hàm lượng đạm, lân cao và giảm lượng kali theo công thức NPK 18-11-5 với liều lượng 2-3kg/ cây.

– Phân hữu cơ: Sau khi thu hoạch khoảng 90%, cây sầu riêng cần được cung cấp lượng phân hữu cơ vi sinh để cây phục hồi, liều lượng là 4-5kg/ gốc, đồng thời kết hợp các dòng sản phẩm hữu cơ nước cho cây nhanh phục hồi như Humic…/.

Share:

More Posts

xoai

CÁC GIỐNG XOÀI TRỒNG PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM 2

Thạc sĩ BVTV Nguyễn Ngọc Liên Cộng tác viên Kỹ thuật Cty CP Đồng Xanh Xoài (tên khoa học là Mangifera indica L.) là một trong những loài cây ăn quả nhiệt đới quan trọng ở nước ta, được trồng phổ biến ở nhiều vùng trên cả nước để lấy quả, gỗ, làm bóng mát,

xoai

CÁC GIỐNG XOÀI TRỒNG PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

Thạc sĩ BVTV Nguyễn Ngọc Liên Cộng tác viên Kỹ thuật Cty CP Đồng Xanh Xoài (tên khoa học là Mangifera indica L.) là một trong những loài cây ăn quả nhiệt đới quan trọng ở nước ta, được trồng phổ biến ở nhiều vùng trên cả nước để lấy quả, gỗ, làm bóng mát,

Test Xoài GPNN

Vào tháng 12-1 hàng năm (đối với vùng trồng miền Tây, các vùng khác thì trễ hơn 1-2 tháng) là thời kỳ cây sầu riêng phân hóa mầm hoa (ra mắt cua). Nếu thời điểm này cây phân hóa mầm hoa ít hoặc chưa phân hóa mầm hoa thì phải dọn sạch cỏ rác trong

Chuyên đề 6: CHĂM SÓC SẦU RIÊNG RA HOA

Tác giả: Thạc sĩ BVTV Nguyễn Văn Đức Tiến Tổng quan về thời vụ ra hoa chính vụ (thuận vụ): – Tùy vào điều kiện khí hậu vùng miền và phương pháp trồng mà thời gian bắt đầu giai đoạn cho trái và mùa cho trái sẽ sớm muộn khác nhau. Thường thì nhà vườn

Scroll to Top